7 Quan niệm sai lầm phổ biến về bản quyền trên Youtube

Hiện tượng các kênh Youtube vi phạm bản quyền khi đưa video lên Youtube xảy ra thường xuyên, để có thể tránh bị vi phạm bản quyền thì việc hiểu rõ về bản quyền là điều hết sức quan trọng. 

Có 2 tình huống vi phạm bản quyền: trường hợp 1 là vô tình vi phạm do không hiểu hết được thế nào là vi phạm bản quyền, trường hợp thứ 2 là biết vi phạm bản quyền nhưng vẫn cố ý vi phạm.

Trong bài viết này mình sẽ liệt kê những quan niệm sai lầm, những cách hiểu chưa đúng về bản quyền để các bạn có thể những kiến thức cần thiết từ đó có thể tạo 1 kênh Youtube kiếm tiền an toàn, không vi phạm các chính sách của Youtube.

Những quan niệm sai lầm về bản quyền gặp trên Youtube

Quan niệm sai lầm số 1: Khi đã ghi nhận tác giả cho chủ sở hữu bản quyền thì nghĩa là bạn có thể sử dụng nội dung của họ

Việc ghi nhận tác giả cho chủ sở hữu bản quyền không mặc nhiên cho phép bạn có quyền sử dụng tác phẩm có bản quyền của họ. Hãy chắc chắn rằng bạn có quyền sử dụng tất cả các yếu tố chưa có giấy phép trong video của mình trước khi tải video đó lên YouTube. 

Nếu dựa vào nguyên tắc sử dụng hợp lý, ngay cả khi bạn thêm nội dung gốc vào tác phẩm có bản quyền của người khác, thì video của bạn cũng có thể không đủ điều kiện là trường hợp sử dụng hợp lý. Vì vậy, hãy nhớ xem xét kỹ tất cả 4 yếu tố và xin tư vấn pháp lý nếu cần thiết.

Quan niệm sai lầm số 2: Việc tuyên bố video là "phi lợi nhuận" cho phép bạn có quyền sử dụng mọi nội dung

Dù bạn có tuyên bố thế nào thì việc sử dụng tác phẩm của người khác vẫn vi phạm bản quyền nếu không được phép của chủ sở hữu, cho dù bạn không kiếm tiền từ tác phẩm đó hoặc mục đích của video là giải trí hay phi lợi nhuận.

Quan niệm sai lầm số 3: Những người sáng tạo khác làm vậy nên bạn cũng có thể làm theo

Trong trường hợp này có thể hiểu như sau: 
- Tình huống 1: Chủ sở hữu có thể cho phép 1 số người được sử dụng sản phẩm của họ miễn phí do vậy bạn có thể thấy video mình cũng giống như 1 số video hiện đang tồn tại trên Youtube nhưng video của mình lại bị Youtube xóa đi trong khi những video kia thì không sao.

- Tình huống 2: Có những video rất giống nhau nhưng được sở hữu bởi những người khác nhau và 1 trong số họ cho phép sử dụng còn những người khác thì sẽ xác nhận bản quyền khi có người khác sử dụng sản phẩm của họ

Quan niệm sai lầm số 4: Bạn có thể sử dụng nội dung mình đã mua trong CD, DVD hoặc trên iTunes

Việc bạn mua CD, DVD không có nghĩa là bạn sở hữu quyền tải nội dung đó lên YouTube. Khi bạn đưa những nội dung này lên Youtube cho dù bạn có ghi nhận tác giả trong phần mô tả video thì việc này cũng không được chấp nhận và vẫn vi phạm bản quyền.

Quan niệm sai lầm số 5: Nội dung mà bạn tự ghi lại từ chương trình truyền hình, rạp chiếu phim hoặc đài phát thanh đều không vi phạm bản quyền

Việc bạn quay lại nội dung của 1 bộ phim, 1 chương trình ca nhạc hay chương trình truyền hình không có nghĩa là bạn tự tạo ra nội dung đó, bạn chỉ có công quay mà thôi, còn bản quyền về nội dung, âm thanh, hình ảnh đều không phải là của bạn. Do vậy bạn không thể dùng cách này để tải các nội dung lên Youtube được. 

Thậm chí bạn vẫn vi phạm bản quyền nếu trong video bạn tự quay ngoài đường phố, nơi công cộng có dính nhạc, âm thanh từ các hàng quán, hình ảnh có bản quyền. Do vậy nếu các bạn xem các chương trình truyền hình phát trên Youtube nếu có hình ảnh của 1 thương hiệu nào đó thì họ sẽ chủ động làm mờ các thương hiệu đó đi để không bị dính bản quyền khi đăng lên Youtube nếu đơn vị đó kiện.

Quan niệm sai lầm số 6: Tuyên bố rằng bạn "không cố ý vi phạm bản quyền

Những tuyên bố từ chối trách nhiệm và cụm từ như “tất cả các quyền đều thuộc về tác giả”, "không cố ý vi phạm" hoặc “tôi không sở hữu” không có nghĩa là bạn được chủ sở hữu bản quyền cho phép đăng nội dung đó, do vậy bạn vẫn sẽ bị dính bản quyền khi đăng các nội dung trên lên Youtube.

Quan niệm sai lầm số 7: Nội dung có bản quyền chỉ xuất hiện một vài giây thì vẫn chấp nhận được

Có 1 thông tin được lan truyền trên mạng rằng nếu ta lấy dưới 30 giây thì sẽ không bị bản quyến, thông tin trên là hoàn toàn sai nha. Khi bạn sử dụng nội dung có bản quyền và không được cấp phép trong video của mình, bất kể thời lượng là bao nhiêu, dù chỉ một vài giây, thì video vẫn có thể bị xác nhận quyền sở hữu qua Content ID hoặc nhận yêu cầu gỡ bỏ từ chủ sở hữu bản quyền. 

Sở dĩ vẫn có kênh Youtube sử dụng được các nội dung bản quyền với thời gian ngắn là vì họ đã áp dụng việc chính sách sử dụng hợp lý trên Youtube, tuy nhiên, việc này cũng khá là nguy hiểm vì có thể bị ăn gậy bản quyền bất cứ lúc nào.

Lời kết:
Một số quan niệm sai lầm về bản quyền ở trên không phải là toàn bộ, còn rất nhiều điều hiểu sai về bản quyền và mình sẽ tiếp tục cập nhật trong bài viết tiếp theo. Nếu bạn biết điều gì về bản quyền mà bài viết này chưa đề cập đến, hãy để lại thông tin bên dưới bài viết này để mọi người tham khảo.

Cảm ơn thông tin của các bạn rất nhiều.


Đăng nhận xét

Tin liên quan

    -->