2. Kiến thức để đánh giá một chương trình can thiệp hay một phác đồ điều trị về các phương diện: độ bảo phủ của nhu cầu sức khoẻ, độ bao phủ của dân số mục tiêu, chất lượng, hiệu quả, chi phí, v.v
3. Kiến thức đề xác định các vấn đề y tế hay phân tích nguyên nhân của vấn đề để tìm giải pháp.
Một vấn đề cần được nghiên cứu phụ thuộc vào ba điều kiện:
1. Phải có sự bất cập, khoảng cách giữa điều đang tồn tại và điều chúng ta mong muốn
2. Lí do của vấn đề đó (khoảng cách) là chưa rõ
3. Phải có nhiều hơn một câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu đó
Tiêu chuẩn chọn ưu tiên cho vấn đề nghiên cứu
Có 7 tiêu chuẩn được sử dụng để hướng dẫn chọn ưu tiên cho các vấn đề nghiên cứu:
1. Tính xác hợp: Tính xác hợp của vấn đề nghiên cứu phụ thuộc vào quy mô và mức độ trầm trọng của vấn đề. Cần lưu ý tính xác hợp của vấn đề phụ thuộc vào quan điểm của các bên.
2. Tránh trùng lắp: Cần phải kiểm tra xem nghiên cứu đã được thực hiện ở tại địa phương hay không hay tại một địa phương có điều kiện tương tự hay không
3. Tính khả thi: Cần xem xét mức độ phực tạp của đề tài và nguồn lực cần thiết để tiến hành nghiên cứu: nhân sự, thời gian, trang thiết bị và tiền bạc. Nếu vấn đề là quan trọng mà nguồn lực không đủ có thể xem xét việc xin tài trợ từ các nguồn ở bên ngoài.
4. Tính được chấp nhận từ các nhà quản lí: Nói chung một nghiên cứu cần được sự quan tâm và ủng hộ của các cấp có thẩm quyền. Khi đó nghiên cứu được tiến hành một cách thuận lợi hơn và kết quả có thể được ứng dụng để đưa vào thực tiễn. Nếu một nghiên cứu được tiến hành nhằm thay đổi một chính sách thì cần phải tranh thủ sự ủng hộ và sự tham gia của các nhà hoặch định chính sách.
5. Tính ứng dụng của kết quả và các kiến nghị: Các kiến nghị có thể được áp dựng hay không? Điều này không chỉ phụ thuộc vào sự quan tâm của các cấp lãnh đạo mà còn phụ thuộc vào nguồn lực hiện có tại địa phương.
6. Tính cấp thiết của đề tài: Kết quả của nghiên cứu có cần thiết để ra một quyết định khẩn cấp hay không? Nghiên cứu nào cần phải làm trước và nghiên cứu nào có thể thực hiện sau.
7. Tính chấp nhận về đạo đức: Bao gồm sự chấp nhận của cộng đồng kể cả về mặt lợi ích và văn hoá. Nghiên cứu này có sử dụng thư mời chấp nhận tham gia nghiên cứu hay không? Nếu kết quả phát hiện bệnh tật ở người dân có cung cấp điều trị cho họ hay không?
Thang điểm đánh giá các chủ đề nghiên cứu
Tính xác hợp:
1. Không xác hợp: bệnh ít gặp và không trầm trọng
2. Xác hợp: bệnh phổ biến nhưng ít trầm trọng
3. Rất xác hợp: phổ biến có hậu quả xấu
Tránh trùng lắp
1. Đã đủ thông tin về vấn đề nghiên cứu
2. Có thông tin về vấn đề nghiên cứu nhưng chưa bao phủ vấn đề chính
3. Không có thông tin để giải quyết vấn đề
Tính khả thi
1. Nghiên cứu không khả thi với tài nguyên sẵn có
2. Nghiên cứu khả thi với nguồn lực sẵn có
3. Nghiên cứu rất khả thi với nguồn lực sẵn có
Tính chấp nhận của cấp lãnh đạo
1. Chủ đề không chấp nhận được với lãnh đạo
2. Chủ đề ít nhiều khó chấp nhận
3. Chủ đề được chấp nhận hoàn toàn
Tính ứng dụng
1. Khuyến cáo ít cơ hội được thực hiện
2. Khuyến cáo có ít nhiều cơ hội được thực hiện
3. Khuyến cáo có nhiều cơ hội được thực hiện
Tính cấp thiết
1. Thông tin không cấp thiết cần thiết
2. Thông tin cần thiết ngay nhưng có thể trì hoãn
3. Thông tin rất cần thiết để ra quyết định
Tính chấp nhận về đạo đức
1. Có vấn đề quan trọng về đạo đức
2. Có một ít trở ngại về đạo đức
3. Không có vấn đề đạo đưc
Bảng điểm
Đăng nhận xét